obe

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường


Chuyên mục: sức khỏe
tag:nam-lim-xanh
Mối lo ngại lớn nhất khi mắc tiểu đường ngày nay là những biến chứng như: đột quỵ, suy thận, giảm thị lực, tổn thương thần kinh, hoại tử chi… Vậy làm cách nào để người bệnh tiểu đường sống khỏe mà không sợ các biến chứng ghé thăm?
Nguyên nhân gây biến chứng

Nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng của căn bệnh tiểu đường là do đường huyết tăng cao kéo dài, thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa mạch máu, tổn thương tế bào của các cơ quan và ức chế hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể. Từ đó gây ra những tổn hại nguy hiểm đến sự tuần hoàn của nhiều phần trong cơ thể, làm hại các dây thần kinh và tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Chế độ ăn uống khoa học giúp khống chế bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống khoa học giúp khống chế bệnh tiểu đường.

Chính vì thế, giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định được xem là yếu tố quan trọng trong việc quản lý và giảm nguy cơ bị các biến chứng bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết càng gần mức bình thường thì nguy cơ biến chứng càng giảm. Vùng đường huyết an toàn đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là 5,0 - 6,2 mmol/l trước khi ăn, 6 - 9 mmol/l sau bữa ăn 2 giờ và 6,0 - 8,3 mmol/l trước lúc đi ngủ. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường phải giữ mức đường huyết không vượt quá 19mmol/l, nếu vượt qua con số trên, các biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Kiểm soát chỉ số HbA1c

Biến chứng tiểu đường vẫn có thể xuất hiện dù hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Bởi đường huyết chỉ cho biết lượng đường máu ngay tại thời điểm đo mà không phải là kết quả toàn diện một quá trình diễn biến lâu dài của đường huyết. Do đó, người bệnh cần theo dõi HbA1c - chỉ số giúp kiểm soát đường huyết trong vòng ba tháng gần nhất để ngăn chặn những biến chứng tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần. Lượng đường kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c dưới 6.5%.

Khi HbA1c giảm, nguy cơ các biến chứng cũng giảm tương ứng. Nếu chỉ số HbA1c cao trên 7.0%, chứng tỏ bệnh nhân tiểu đường đã hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Theo hai nghiên cứu quy mô lớn là UKPDS và DCCT cho thấy, nếu giảm HbA1c < 7,2% thì giảm mù tới 72%, suy thận giai đoạn cuối giảm 87%, cắt cụt chân giảm 67%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cứ giảm HbA1c được 1% thì giảm nguy cơ biến chứng vi mạch tới 20-30% (bao gồm: biến chứng ở võng mạc, thần kinh và tổn thương ở cầu thận), 43% nguy cơ cắt cụt hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên và 16% nguy cơ suy tim.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề then chốt giúp khống chế bệnh cũng như nhiều biến chứng nghiêm trọng từ tiểu đường.

Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, calorie, bổ sung rau xanh, trái cây và thịt nạc trắng. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bởi chất xơ có khả năng hạ thấp hàm lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Người mắc tiểu đường phải dùng thuốc suốt đời nên những thảo dược tự nhiên vừa trị bệnh tốt, vừa không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài như Khổ qua rừng, Dây thìa canh, Linh chi, Hoài sơn, Sinh địa, Thương truật… được quan tâm. Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm chỉ số HbA1c, các thảo dược này còn giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
 Nấm lim xanh nổi tiếng với công dụng chữa bệnh ung thư, nấm lim còn có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả với thành phần tự nhiên an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.!
chi tiết xem thêm tại: namlimxanhtienphuoc.com
Theo dân trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quang Tình | Cây cảnh Đà Nẵng | Dịch vụ cây cảnh |Cỏ Nhân Tạo đà Nẵng|Hạt Giống Đà Nẵng|