obe

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Tác dụng của Glycoprotein trong nấm lim xanh

Tìm hiểu Glycoprotein trong nấm lim xanh

Glycoprotein tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học,  một số glycoprotein có chức năng cấu trúc còn là một thành phần cấu tạo nên các màng tế bào. Vì thế trong rất nhiều dược chất có trong nấm lim xanh, hoạt chất glycoprotein rất hay được nhắc đến bởi tầm quan trọng của nó.
Glycoprotein trong nấm lim xanh

Thứ nhất là chức năng kết cấu:

Các chức năng của glycoprotein

Glycoprotein được tìm thấy ở khắp nơi trong cơ thể, chúng hoạt động như những thụ thể trên bề mặt các tế bào. Glycoprotein mô được phát hiện nhiều trong chất xám thần  kinh hay glycoprotein proteoglycan tham gia vào sự hình thành các cấu trúc lệnh trong mô sụn.

Thứ hai là chức năng bảo vệ:

Glycoprotein tạo thành một loại gen có độ nhớt cao giúp bảo vệ đường tiêu hóa, đường tiết niệu và đường hô hấp. Một dạng tồn tại của nó giúp ức chế sự di căn của các tế bào ung thư biến đổi. Nó còn giúp bảo vệ các biểu mô giác mạc. Đối với da, glycoprotein được đào thải cùng mồ hôi giúp bảo vệ da tránh khỏi sự tác động xấu của các chất bài tiết có hại khác.

Thứ ba là chức năng trong sinh sản:

Một dạng glycoprotein được phát hiện trong cổ tử cung giúp bảo vệ tinh trùng, đồng thời nó cũng tồn tại trên các màng tinh trùng nhằm kích thích tăng lực hút đối với các tế bào trứng.

Thứ tư là chức năng miễn dịch:

Nhóm chất glycoprotein giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Một ví dụ cụ thể là các tế bào miễn dịch B và T có chứa glycoprotein trên bề mặt để hút các loại virut, vi khuẩn có hại và ức chế chúng.

Glycoprotein trong nấm lim xanh

Dược sĩ Tuyền cho biết: “Theo các nghiên cứu khoa học, nấm lim xanh chứa một lượng lớn dược chất glycoprotein, do đó nấm lim xanh có tác dụng lớn trong bồi bổ cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường các chức năng quan trọng trong cơ thể”.

Nguồn: namlimxanhtienphuoc.com

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Trường hợp sinh con kỳ lạ: Anh trai trở thành cha

Chuyên mục: sức khỏe - đời sống
Tag: nam-lim-xanh
Tháng 5/2001, Lew Shao - một phụ nữ ở Bắc Kinh - đã sinh con trai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Một tháng sau, cô phát hiện mình lại có thai. Tháng 2/2002, Lew sinh đứa con trai thứ hai. Kết quả giám định gene gây sửng sốt: đứa thứ nhất là cha của đứa bé thứ hai.

Các nhà di truyền học ở Đại học Tổng hợp Y khoa Bắc Kinh, khi theo dõi trường hợp của Lew, đã không thể hiểu được nguyên nhân dẫn đến chuyện cô Lew có thai lại sau 1 tháng, vì họ làm việc theo đúng sơ đồ tiêu chuẩn mà trước đó chưa gặp trường hợp nào trục trặc. Như quy định, trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, Lew đã trải qua một đợt trị liệu bằng hoóc môn để không chỉ có một, mà vài trứng chín trong buồng trứng của cô.

Giáo sư Mei Shen của Đại học Tổng hợp Y khoa Bắc Kinh, người theo dõi trường hợp mang thai độc đáo của Lew, cho biết, họ xem xét bộ gene của đứa bé thứ hai và cha mẹ nó - Lew và Chjey. Đứa bé có các gene của mẹ, còn gene của cha thì không có dấu vết nào hết. Ban đầu người ta cho rằng có thể Chjey có khuyết tật nào đó về gene, và do đó không thể nhận biết được gene của ông trong đứa bé. Nhưng nếu giả thuyết này đúng thì tình trạng cũng phải tương tự với đứa bé đầu tiên. Để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết này, cả đứa bé thứ nhất cũng được phân tích ADN. Và ở đây họ đụng phải một nghịch lý: đứa con thứ nhất của Lew là cha của em mình. Nhưng Lew đã mang thai đứa con thứ hai một cách bình thường - đủ 9 tháng, nghĩa là sự thụ tinh diễn ra chỉ ít ngày sau lần sinh đầu tiên.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất kỹ nhưng không thể hiểu chuyện đó xảy ra thế nào. Khi khám nghiệm tỉ mỉ Lew, người ta phát hiện được trong tử cung của cô dấu vết nhau thai còn lại sau lần sinh đầu tiên. Về nguyên tắc, trong nhau thai còn sót lại có chứa bộ gene di truyền của đứa bé đầu tiên. Một trong các tế bào này đã... thụ tinh cho trứng.

Bình thường nhau thai phải ra ngoài hết sau khi sinh. Nhưng đôi khi do có rối loạn trao đổi chất, một vài mẩu nhau thai đã lưu lại. Thường các mẩu này bị viêm và chỉ trong những trường hợp rất hiếm chúng trở nên “khô đi”. (Như đôi khi xảy ra trường hợp phôi thai không ra đời. Người phụ nữ có thể mang phôi thai "hóa đá" hàng chục năm và không hề biết về chuyện đó, chứ chưa nói đến những mẩu nhau thai rất nhỏ).

Có lẽ với Lew một quá trình như vậy đã diễn ra. Một phần các mẩu nhau thai đã bị hòa tan, phần khác tích tụ các muối vôi và “khô đi”. Sau đó các tế bào - sát thủ nghiền nhau thai đã bị “hóa đá” thành vô số những hạt nhỏ và phân tán khắp nơi trong tử cung và vòi tử cung, như những hạt cát.

Trong khi đó, do việc chữa trị bằng hoóc môn trước khi mang thai, trong buồng trứng của Lew đã có thêm một trứng chín trước thời hạn (các chuyên gia vẫn biết có những trường hợp như vậy) và trứng này di chuyển ra vòi tử cung. Các tế bào nhau thai bao quanh trứng đó giống như các tinh trùng trong trường hợp thụ tinh bình thường. Do sự tấn công của chúng, màng bọc ngoài của trứng mở ra, như khi thụ tinh bình thường, và cho một trong những “hạt cát” khô lọt vào trong.

Môi trường hóa học của trứng có khả năng hoạt hóa mạnh, do đó nó dễ dàng hòa tan vỏ “hạt cát” và bộ gene có trong đó kết hợp với các gene của bản thân trứng. Như vậy đã diễn ra sự thụ tinh. Các gene của nhau thai và trứng kết hợp với nhau. Còn sau đó là sự phát triển bình thường của phôi thai...

Bình luận của các nhà khoa học

Ông Boris Leonov, Giáo sư - Tiến sĩ Y học, Trưởng phòng Phôi thai thuộc Trung tâm Sản - phụ khoa của Nga, cho biết về trường hợp đặc biệt của Lew: “Hoàn toàn có thể là các tế bào của phôi thai đầu tiên, khi kết hợp với trứng chín trước thời hạn, đã truyền cho trứng bộ gene của mình. Có lẽ sự thụ thai khác thường, không cần sự tham gia của người chồng, đã diễn ra như vậy".

Sự kiện này có thể là trường hợp cực kỳ hiếm gặp và do đó không được mô tả trong tài liệu y khoa về nhân bản tự nhiên. Phải vài năm nữa các nhà khoa học mới có thể lập luận đầy đủ về hiện tượng này.
Tag: công dụng nấm lim xanh, nấm lim xanh chữa bệnh gì

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

NẤM LIM XANH VỚI CÁC BỆNH HỆ NỘI TIẾT VÀ NỘI TẠNG

Nấm lim xanh trong việc điều trị  các bệnh hệ nội tiết và nội tạng

Hiện nay, các bệnh liên quan đến các bộ phận bên trong cơ thể, cũng như hầu hết các bệnh con người thường gặp đều rất khó điều trị, bên cạnh các phương pháp Tây y, gần đây, các nhà khoa học ngày càng khẳng định tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của cây nấm lim xanh nhờ các dược chất mạnh trong nấm, đặc biệt là tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh hệ nội tiết và bệnh nội tạng.
hình ảnh nấm lim xanh 

Sơ qua về một số loại bênh
- Ung thư gan: Ung thư gan thường không có nguyên nhân rõ ràng, với các triệu chứng suy yếu, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, sút cân…phần lớn là do các bệnh viêm gan do virut (viêm gan siêu vi B, siêu vi C…) biến chứng nặng thành xơ gan và ung thư gan; phần khác có thể do các tế bào đột biến mất kiểm soát phân chia hình thành các khối u ác tính ở gan.

- Tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não có 2 thể dạng thường gặp là nhũn não và xuất huyết não gây rối loạn về tri giác và hệ vận động. Xơ vữa động mạch hay các trục trặc ở tim sản sinh ra những cục máu đông di chuyển theo máu lên não gây tắc động mạch não, là nguyên nhân gây ra nhũn não. Khi sức ép của dòng máu lên thành mạch quá lớn (huyết áp cao) có thể dẫn đến vỡ thành mạch và chảy máu trong.
- Bướu cổ: Đây là một loại bệnh về tuyến giáp, giống một khối u (nhưng không phải là ung thư) hình thành do sự phồng to của tuyến giáp. Bệnh lý này có thể biến chứng nặng thành ung thư tuyến giáp nếu không được chữa trị đúng cách. Nguyên nhân của bệnh là do sự mất căn bằng hormon tuyến giáp do rối loạn chức năng mà tuyến giáp sản sinh quá nhiều hoặc quá ít loại hormon này.

- Viêm phổi: Đây là tình trạng phổi bị viêm do nhiễm các loại virut và vi khuẩn có hại, chủ yếu là do vi trùng Pneumococcus, hoặc do các loài kí sinh trùng và nấm khác. Vi trùng từ phổi có thể theo dòng máu di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng, sợ nhất là viêm màng não.

Tác dụng chữa bệnh của nấm lim xanh

Nấm lim xanh chứa rất nhiều dược chất quý hiếm cùng với các chất xơ, chất khoáng thiết yếu và nhiều loại enzim khác nhau..
Germanium là một dược chất đặc trị các loại bệnh ung thư theo cơ chế gián tiếp tác động các chức năng cơ thể tăng cường ức chế các tế bào ung thư, điều phối quá trình phân chia tế bào, tái tạo các tế bào tổn thương.
Nhóm chất sterois trong nấm lim xanh hỗ trợ giải độc gan, hạn chế sản xuất cholesterol, ức chế các virut, vi khuẩn có hại giúp ngăn ngừa các bệnh viêm gan, xơ gan…là nguyên nhân biến chứng thành ung thư gan nguy hiểm; đồng thời ức chế và tiêu diệt vi trùng Pneumococcus là nguyên nhân gây ra viêm phổi.
Đặc biệt là chất ganopoly là chất đặc trị ức chế sự hoạt động và ngăn ngừa sự tái phát của virut siêu vi B, một loại virut nguy hiểm gây ra bệnh viêm gan B có nguy cơ cao biến chứng nặng thành ung thư gan. Không chỉ thế, dược chất polysaccharides trong nấm lim xanh giúp tăng cường chức năng gan đào thải các độc tố có hại, giúp gan khỏe mạnh hơn.
Hoạt chất lanostan cùng các dược chất trong nấm lim xanh giúp cân bằng cơ thể, điều hòa lượng cần thiết các hormone, trong đó có ngăn chặn sự mất cân bằng hormone tuyến giáp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tuyến giáp.
Ngoài ra, chất triterpene, và cả axit ganoderic có khả năng chống viêm, có tác dụng hỗ trợ các bệnh viêm gan, viêm phổi…; hai dược chất này cùng với sterois là các chất trợ tim, tăng cường chức năng cho tim, giảm nguy cơ máu tụ, máu đông theo dòng máu di chuyển lên não gây tắc mạch máu. Mặt khác, triterpene còn giúp hạ huyết áp, giảm sức ép của dòng máu lên thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ vỡ mạch máu não.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Những thực phẩm “siêu tốt” cho tuyến tiền liệt

 Tag: nam-lim-xanh
Các bệnh như viêm, u xơ hay ung thư tuyến tiền liệt hay gặp và có thể gây đau, tiểu khó, rối loạn cương dương và nhiều triệu chứng khác ở nam giới. Để giảm nguy cơ bệnh tuyến tiền liệt, hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm được đánh giá là “siêu tốt” cho cơ quan đầy “nam tính” này.

1. Hạt dẻ Brazil

Những thực phẩm “siêu tốt” cho tuyến tiền liệt
hình ảnh minh họa
Trong số các loại hạt có vỏ cứng, hạt dẻ Brazil đặc biệt giàu selen, loại khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của tuyến tiền liệt. Chỉ 30g (khoảng một vốc tay) hạt dẻ Brazil chứa lượng selen gấp 10 lần khẩu phần khuyến nghị hằng ngày. Nghiên cứu đã cho thấy selen có liên quan với giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Loại hạt này còn cung cấp nhiều kẽm, một chất khoáng khác có vai trò quan trọng trong việc giữ cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Ngoài ra, hạt dẻ Brazil chứa tất cả các a xít amin cần thiết và cũng là nguồn cung cấp magiê và thiamin đáng nể. Hàm lượng chất béo no cao (25%) cho thấy chỉ nên hạn chế ăn khoảng vài vốc hạt dẻ mỗi tuần, nhưng xét theo lượng dinh dưỡng mà loại hạt này mang lại thì từng ấy cũng là quá đủ để thúc đẩy sức khỏe của tuyên tiền liệt.

2. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là loại rau mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng quan trọng. Là thành viên thuộc họ Cải, cùng nhóm với súp lơ trắng, cải Brussel, cải xoăn và nhiều loại rau khác, súp lơ xanh chứa nhiều những dưỡng chất thực vật có tên là sulforaphane và indoles, cả hai đều có những đặc tính chống ung thư.

Sulforaphane làm tăng hoạt động của các enzym giải độc của cơ thể, giúp đào thải nhanh chóng các chất gây ung thư. Một nghiên cứu đã cho thấy indole-3-carbinol, chất có mặt trong súp lơ xanh và các loại rau khác thuộc họ Cải, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến và ức chế sản sinh kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), một chất chỉ báo ung thư.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng ăn súp lơ xanh hơn một lần mỗi tuần có thể làm giảm 45% khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn III và IV. Cách tốt nhất để thương thức loại rau này là hấp hoặc xào nhanh không quá 5 phút, vì nếu bị nấu quá lâu, khả năng chống ung thư của các dưỡng chất thực vật có thể bị phá hủy.

3. Ớt

Ớt cay, tên khoa học là Capsicum annuum, là một gia vị rất tốt cho tuyến tiền liệt. Ớt có vị cay do chứa hàm lượng cao chất capsaicin. Không chỉ được biết đến rộng rãi với khả năng làm dịu đau, nghiên cứu còn cho thấy capsaicin có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Cụ thể, capsaicin đã chứng tỏ khả năng bắt tế bào ung thư tuyến tiền liệt “tự sát” trong một quá trình được gọi là “chết tế bào theo chương trình”. Capsaicin tấn công các ti lạp thể, là những nhà máy sản xuất năng lượng cho tế bào ung thư và làm tế bào ung thư chết đi mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

Cùng với khả năng chống ung thư, capsaicin còn có lợi cho tim mạch vì nó có khả năng chống ô xi hóa, chống lại các gốc tự do có thể gây xơ vữa mạch máu. Một số lợi ích khác gốm ngăn ngừa vết loét, làm thông mũi khi bị nghẹt mũi do xung huyết và giảm tổn thương tế bào có thể dẫn tới biến chứng trong bệnh tiểu đường.

4. Trà xanh
 Những thực phẩm “siêu tốt” cho tuyến tiền liệt
hình ảnh minh họa
Công dụng chữa bệnh của trà xanh nằm ở cho những hợp chất chống ô xi hóa có tên là các catechin, một nhóm polyphenol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và vi rút, tăng cường miễn dịch và chống lại nhiều dạng ung thư, kể cả ung thư tiền liệt tuyến. Mặc dù có nhiều dạng catechin khác nhau, song epigallocatechin gallat, hay EGCG, được xác định là loại có công hiệu mạnh nhất.

Nghiên cứu đã cho thấy các polyphenol của trà xanh, chủ yếu là EGCG, có thể giảm đáng kể nồng động PSA và hai chỉ báo sinh học khác của ung thư tuyến tiền liệt là yếu tố tăng trưởng tế bào gan và yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu. Catechin trà xanh cũng rất có lợi cho những người bị tổn thương tiền ung thư ở tuyến tiền liệt, còn gọi là tân sản nội biểu mô (PIN), một tình trạng báo hiệu nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt. Những nam giới bị PIN uống catechin hằng ngày có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn đáng kể và cũng giảm nguy cơ các triệu chứng ở đường tiết niệu dưới, khiến catechin rất có ích trong điều trị triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt.

Nghiên cứu cũng chứng tỏ những người uống ít nhất 3 cốc trà xanh mỗi ngày giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Những hợp chất trong trà xanh cản trở hoạt động của một enzym đóng vai trò khởi động ung thư và thúc đẩy tế bào ung thư “tự sát”. Catechin cũng sửa chữa AND bị “hư hại” có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư, và kĩm hãm hoạt động của enzym COX-2 tham gia trong quá trình phát triển của ung thư tuyến tiền liệt.

5. Nấm

Nấm ăn, nhất là các giống nấm châu Á, mang lại những lợi ích rất lớn cho sức khỏe, bao gồm khả năng chống ung thư. Một loại nấm quen thuộc với người châu Á có lịch sử lâu đời – hơn 6.000 năm – dùng để chữa bệnh là nấm hương (Lentinula edodes). Nấm hương có chứa chất lentinan, một loại beta-glucan, đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2009 cho thấy nấm hương ức chế sự lan rộng của khối u trên chuột được cấy tế bào ung thư đại tràng và ung thư vú của người.

hình ảnh nấm
Các loại nấm châu Á còn chứa một chất chống ô xi hóa mạnh là L-ergothionein. Nghiên cứu cho thấy ergothionein có hàm lượng cao trong nấm hương, nấm sò, nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm maitake. Sở trường của ergothionein là đặc tính chống ô xi hóa mạnh bảo vệ tế bào trong toàn cơ thể, bao gồm cả tuyến tiền liệt. Nghiên cứu của Trường Y Đại học Johns Hopkins, Mỹ gần đâu cho thấy ergothionein có tác dụng bảo vệ tế bào trước những tổn thương do độc tố và các chất khác gây ra.
6. Quả lựu

Quả lựu gần đây đã trở thành đối tượng cho nhiều nghiên cứu khi các nhà khoa học tìm ra ngày càng nhiều lợi ích của loại trái cây đặc biệt này. Trái lựu rất giàu các chất chống ô xi hóa và dưỡng chất thực vật có tên là ellagitannin, đặc biệt tốt cho tuyến tiền liệt. thí nghiệm cho thấy chiết xuất từ quả lựu có thể làm chậm sự sinh sản của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và làm các tế bào này chết đi.

Ellagitannin còn được chứng minh khả năng cản trở sự phát triển các mạch máu mới rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng khối u tuyến tiền liệt. Tại Trường Đại học California, Mỹ, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng nước ép lựu làm chậm đáng kể tiến tireenr của ung thư tiền liệt tuyến ở người đã phẫu thuật hoặc tia xạ để điều trị ung thư nhưng nồng độ PSA cẫn tăng, chứng tỏ khả năng tái phát bệnh.
7. Cá hồi

Các a xít béo omega-3 là chất dinh dưỡng quan trọng cho tuyến tiền liệt, và cá hồi rất giàu loại a xít này. Thịt cá hôi có màu từ đỏ đến hồng và da cam, và một số giống cá hồi có lượng omega-3 nhiều hơn những giống khác.

A xít béo omega-3 trong cá hồi có thể làm chậm tiến triển của ung thư tiền liệt tuyến ở những người đã bị bệnh, và giúp phòng ngừa ung thư ở những người khác. Ăn cá hồi ít nhất 1 lần mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn muộn ngay cả ở người có cơ địa di truyền dễ bị ung thư.

Một nghiên cứu của Anh công bố năm 2009 đã báo cáo rằng các a xít omega-3, đặc biệt là a xít eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic (DHA), hai loại omega-3 chủ yếu trong cá hồi, có tác dụng chống tạo mạch mạnh, đồng nghĩa với việc chúng có thể chống lại sự hình thành các mạch máu mới nuôi dưỡng khối u.
8. Cà chua

Cà chua là loại rau quen thuộc và cũng là nguồn lycopen ưu việt, một chất thuộc nhóm carotenoid, mang lại sắc tố vàng, da cam và đỏ cho thực vật. Lycopen là chất chống ô xi hóa mạnh và đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe của tuyến tiền liệt.

Mặc dù cà chua sống giàu dinh dưỡng, song khả năng chống ô xi hóa của lycopen tăng lên khi được chế biến. Việc chế biến sẽ phá vỡ lớp màng tế bào của cà chua, giúp cho cơ thể dễ hấp thu lycopen. Do đó các loại sốt cà chua, súp cà chua và nước cà chua có tác dụng bảo vệ tuyến tiền liệt tốt hơn cà chua sống.

Nghiên cứu của Trường Đại học Bonn, Đức cho thấy chỉ một phần ăn cà chua hoặc sản phẩm từ cà chua mỗi ngày có thể bảo vệ chống lại những “hư hại” ở ADN thường khởi đầu cho sự phát triển của ung thư. Cà chua cũng rất tốt cho người bị u xơ tuyến tiền liệt và giữ cho PSA luôn ở mức thấp.

9. Nghệ

Nghệ là loại cây lưu niên được trồng để lấy củ làm gia vị. Hoạt chất trong nghệ là curcumin, mang lại cho nghệ màu vàng và vị hơi đắng.

Theo truyền thống nghệ thường được dùng để chống viêm, trị cảm lạnh và hen. Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra đặc tính chống ung thư của loại gia vị này. Một nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học bang New Jersey, Mỹ thấy rằng nghệ khi dùng đơn thuần và phối hợp với rau thuộc họ Cải (như súp lơ xanh, bắp cải) có tác dụng trong phòng và điều trị ung thư tiền liệt tuyến, giảm đáng kể sự phát triển của khối u.

Nghiên cứu năm 2009 của Trường Đại học Khoa học và Y tế Oregon đã báo cáo rằng curcumin “có tác dụng chống di căn ung thư từ xương sang tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khác của Trường Đại học Columbia, Mỹ thì thấy rằng nghệ có khả năng bắt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt “chết theo chương trình”.
 Tag: nấm lim xanh chữa bệnh gì, giá nấm lim xanh

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nguy cơ từ gần 400 chai rượu độc trôi nổi ngoài thị trường

Chuyên mục: sức khỏe
Tag: nam-lim-xanh
 Hiện cơ quan chức năng mới thu hồi được rượu nếp Hà Nội 29 từ các đại lý còn số rượu bán lẻ đến người dân đang là nguy cơ rất lớn gây những vụ ngộ độc tiếp theo.
hình ảnh thật 

6 bệnh nhân ngộ độc rượu nếp 29 Hà Nội đang điều trị
Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng ngộ độc (Cục An toàn thực phẩm) đánh giá đây là vụ ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại các tỉnh phía Bắc. Qua kiểm tra tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội cũng cho thấy trong số 11 sản phẩm của công ty các cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện thêm 3 sản phẩm nữa cũng chứa hàm lượng methanol cao. Ngoài ra 1 loại rượu do công ty sản xuất đã hết hạn giấy phép, 4 sản phẩm rượu có nhãn ghi không phù hợp với nhãn công bố và không thực hiện kiểm nghiệm mẫu theo quy định. Các sản phẩm này đã bị niêm phong, đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc. Đây cũng là sự cố nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra là sản phẩm của doanh nghiệp. Trước đó, các ca ngộ độc do rượu chứa methanol đều mang quy mô nhỏ lẻ, rượu sản xuất thủ công.

Đến nay, trong tổng số 5 vụ ngộ độc rượu với 15 người mặc đã có 6 trường hợp tử vong và 6 ca bệnh vẫn đang tiếp tục được điều trị, dần hồi phục. Điều đáng mừng nhất là từ ngày 7/12 đến nay tại địa phương này chưa phát hiện thêm vụ ngộ độc rượu mới.

Cũng theo ông Hùng, hiện căn nguyên của các vụ ngộ độc rượu đang được điều tra làm rõ, trong đó có 2 giải thuyết là: sản phẩm rượu bị giả mạo hoặc nghi ngờ xuất nhầm nguyên liệu, thay vì sử dụng cồn thực phẩm thì sử dụng cồn công nghiệp để pha chế rượu.

Mặc dù sản phẩm đã bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp nhưng nguy cơ lớn nhất là sản phẩm vẫn còn ở trong dân, ước tính khoảng gần 400 chai. Nếu người dân không biết, uống thì nguy cơ ngộ độc vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí tử vong do uống rượu có hàm lượng methanol cao.

Cũng theo ông Hùng, mgộ độc do rượu có cồn công nghiệp methanol chiếm 30% các vụ ngộ độc rượu được thống kê, gần 17% là do rượu ngâm cây thuốc; 8% là do rượu ngâm củ ấu và ngộ độc rượu trắng chiếm gần 30%. Còn lại là rượu ngâm cây rừng có độc tố.

“Nhận diện” rượu độc

Cục An toàn thực phẩm cũng công bố chính thức lô rượu có kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol vượt quá 2.000 lần tiêu chuẩn cho phép và cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc rượu là loại  “Rượu nếp 29 Hà Nội”, chai nhựa 2 lít, có ngày sản xuất là 12/10/2013 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội có trụ sở tại 82/310 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Xưởng sản xuất của công ty tại địa chỉ số 40 Vũ Xuân Thiều, phường Sài Đồng, quận Long biên, thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, ba sản phẩm khác gồm Rượu nếp 29 Hà Nội, chai thủy tinh 750ml; ngày sản xuất: 12/10/2013;  Vodka rượu nếp, chai thủy tinh 700ml, ngày sản xuất: 12/10/2013; 3. Vang nổ đỏ, chai thủy tinh 750ml; ngày sản xuất: 12/10/2013 cũng có hàm lượng methanol vượt phép.

Để phòng ngừa khẩn cấp nguy cơ ngộ độc thực phẩm do sản phẩm rượu trên, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông báo khẩn cấp và đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan có biện pháp thu hồi, xử lý 03 sản phẩm nêu trên.

“Người dân phải hết sức cảnh giác, không chủ quan nghĩ uống ít mà sử dụng các sản phẩm nói trên. Nguy cơ ngộ độc hoàn toàn có thể xảy ra, gây huy hiểm cho tính mạng người uống”, ông Hùng cảnh báo.

Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, tất cả các sản phẩm của công ty đều có công bố chất lượng sản phẩm và hiện mới xác định lô sản phẩm  nói trên bị vi phạm về hàm lượng methanol. Methanol là cồn công nghiệp, không được sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm rượu. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã truy tìm về cơ sở cung cấp nguyên liệu cho sản cơ sở sản xuất rượu nếp 29 Hà Nội. Cơ quan điều tra của Quảng Ninh đã vào cuộc điều tra sự việc.
tag: công dụng nấm lim xanh, tác dụng nấm lim xanh

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường


Chuyên mục: sức khỏe
tag:nam-lim-xanh
Mối lo ngại lớn nhất khi mắc tiểu đường ngày nay là những biến chứng như: đột quỵ, suy thận, giảm thị lực, tổn thương thần kinh, hoại tử chi… Vậy làm cách nào để người bệnh tiểu đường sống khỏe mà không sợ các biến chứng ghé thăm?
Nguyên nhân gây biến chứng

Nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng của căn bệnh tiểu đường là do đường huyết tăng cao kéo dài, thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa mạch máu, tổn thương tế bào của các cơ quan và ức chế hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể. Từ đó gây ra những tổn hại nguy hiểm đến sự tuần hoàn của nhiều phần trong cơ thể, làm hại các dây thần kinh và tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Chế độ ăn uống khoa học giúp khống chế bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống khoa học giúp khống chế bệnh tiểu đường.

Chính vì thế, giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định được xem là yếu tố quan trọng trong việc quản lý và giảm nguy cơ bị các biến chứng bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết càng gần mức bình thường thì nguy cơ biến chứng càng giảm. Vùng đường huyết an toàn đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là 5,0 - 6,2 mmol/l trước khi ăn, 6 - 9 mmol/l sau bữa ăn 2 giờ và 6,0 - 8,3 mmol/l trước lúc đi ngủ. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường phải giữ mức đường huyết không vượt quá 19mmol/l, nếu vượt qua con số trên, các biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Kiểm soát chỉ số HbA1c

Biến chứng tiểu đường vẫn có thể xuất hiện dù hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Bởi đường huyết chỉ cho biết lượng đường máu ngay tại thời điểm đo mà không phải là kết quả toàn diện một quá trình diễn biến lâu dài của đường huyết. Do đó, người bệnh cần theo dõi HbA1c - chỉ số giúp kiểm soát đường huyết trong vòng ba tháng gần nhất để ngăn chặn những biến chứng tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần. Lượng đường kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c dưới 6.5%.

Khi HbA1c giảm, nguy cơ các biến chứng cũng giảm tương ứng. Nếu chỉ số HbA1c cao trên 7.0%, chứng tỏ bệnh nhân tiểu đường đã hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Theo hai nghiên cứu quy mô lớn là UKPDS và DCCT cho thấy, nếu giảm HbA1c < 7,2% thì giảm mù tới 72%, suy thận giai đoạn cuối giảm 87%, cắt cụt chân giảm 67%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cứ giảm HbA1c được 1% thì giảm nguy cơ biến chứng vi mạch tới 20-30% (bao gồm: biến chứng ở võng mạc, thần kinh và tổn thương ở cầu thận), 43% nguy cơ cắt cụt hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên và 16% nguy cơ suy tim.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề then chốt giúp khống chế bệnh cũng như nhiều biến chứng nghiêm trọng từ tiểu đường.

Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, calorie, bổ sung rau xanh, trái cây và thịt nạc trắng. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bởi chất xơ có khả năng hạ thấp hàm lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Người mắc tiểu đường phải dùng thuốc suốt đời nên những thảo dược tự nhiên vừa trị bệnh tốt, vừa không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài như Khổ qua rừng, Dây thìa canh, Linh chi, Hoài sơn, Sinh địa, Thương truật… được quan tâm. Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm chỉ số HbA1c, các thảo dược này còn giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
 Nấm lim xanh nổi tiếng với công dụng chữa bệnh ung thư, nấm lim còn có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả với thành phần tự nhiên an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.!
chi tiết xem thêm tại: namlimxanhtienphuoc.com
Theo dân trí

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Phellinus linteus – nấm thượng hoàng…


Các nghiên cứu cho thấy…
Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về ung thư của Anh đã khẳng định về một chiết xuất có khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư. Đó là chiết xuất từ nấm Thượng hoàng Hàn Quốc.
Kể từ năm 1968, tiến sĩ Ikegawa đã nghiên cứu và phát hiện chất chống hoạt động của các khối u trong một số loài nấm, đặc biệt là trong nấm Phellinus linteus. Đến năm 1993, từ chính đất nước quê hương của nó, Hàn Quốc, các nhà khoa học cũng đã chiết xuất được loại thuốc giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư.
nấm lim xanh

Thực tế cho thấy, Phellinus linteus là một loài nấm với những tính chất rất đặc biệt, được sử dụng nhiều trong y học các nước Đông Nam Á từ ngàn xưa, đặc biệt được sử dụng để chữa trị tất cả mọi thứ bệnh từ thấp khớp, viêm khớp đến gout.
Đến nay, giáo sư Tea Woong Kim chuyên về hóa sinh trường Đại học Quốc gia Hàn Quốc cũng đã nghiên cứu và khẳng định lợi ích từ nấm Phellinus linteus trong ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ung thư mà hoàn toàn lành tính, không hề có thêm các tác dụng phụ bất lợi hay ngộ độc.
Trong một số nghiên cứu khác, các nhà khoa học còn chứng minh được một khả năng quan trọng của các dược chất trong nấm Phellinus linteus, mở ra một hướng mới trong điều trị ung thư. Vì trong nấm có chứa chất beta glucans có cơ chế hoạt động và tác động không chỉ chống được các khối ung thư rắn, mà còn điều trị được ung thư máu và các tế bào màu trắng như bệnh bạch cầu.
Đến cả nghiên cứu của ngành Y Đại học Boston cũng cho thấy chất doxorubicin trong nấm Phellinus linteus có hiệu lực rất cao, cao hơn nhiều so với chất này trong một loại thuốc chống ung thư tuyến tiền liệt. Vì thực tế đã chứng minh kết quả tốt với việc nhiều những tế bào ung thư chết hơn, được công bố trên Tạp chí Ung thư năm 2006.
Bên cạnh nấm Phellinus linteus, cũng thuộc trong họ nấm thì nấm Lim xanh cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt các khối u tuyến tiền liệt và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư có hại do cơ chế ngăn các dòng máu chảy đến các khối u và tế bào đó.



Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

4 người tử vong do uống rượu giả

chuyên mục: sức khỏe
tag: nam-lim-xanh
Trong những ngày qua, tại TP Cẩm Phả và TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã liên tục xảy ra các vụ ngộ độc rượu làm 4 người tử vong.
Tại cuộc họp báo khẩn chiều ngày 5/12, ông Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh cho biết: Khoảng 1h20 ngày 02/12/2013, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tiếp nhận 3 bệnh nhân được đưa đến cấp cứu: Anh Nguyễn Văn Trung, 27 tuổi bị tử vong trước khi đến viện, anh Trần Mạnh Linh, 26 tuổi bị hôn mê bất tỉnh đã tử vong ngày 03/12/2013; còn anh Nguyễn Văn Thành 26 tuổi hiện ổn định và xuất viện.

Trước đó, vào hồi 16h30 ngày 29/11/2013, một nhóm công nhân khoảng 13 người  thuộc công trường vận tải - Công ty TNHH MTV 397 (TP Cẩm Phả) tự tổ chức liên hoan tại bếp ăn tập thể và uống hết khoảng 4 can rượu nếp. Sau liên hoan mọi người về ngủ bình thường. Sáng 30/11/2013, 10 người dậy sinh hoạt bình thường, còn anh Trung, anh Thành, anh Linh tiếp tục đi mua rượu uống tiếp cùng 2 người khác (cùng loại rượu trên). Buổi chiều, 03 người có biểu hiện đau đầu buồn nôn được đưa đi cấp cứu và hậu quả là anh Trung và anh Linh tử vong.

4 người tử vong khi uống loại rượu nếp này
4 người tử vong khi uống loại rượu nếp này

Tiếp đó, vào khoảng 19h ngày 02/12/2013, tại phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, 3 anh: Nguyễn Đình Khoa (24 tuổi), Lê Đình Trung (30 tuổi) và anh Hoàng mua 1 can rượu nếp trắng tại chợ Mông Dương về uống hết. Đến 15h 30 ngày 04/12/2013, anh Hoàng tử vong tại nhà, anh Trung và anh Khoa được cấp cứu kịp thời, hiện đã tỉnh táo.

Cũng trong ngày 2/12, vào khoảng 17h, tại khu chợ Hà Trung, TP Hạ Long, 3 anh Bùi Văn Sơn (25 tuổi), Bùi Văn Đang  (25 tuổi), Bùi Văn Hoàng (35 tuổi), cùng ở huyện Lạc Trung, tỉnh Hòa Bình mua 2 can rượu, uống hết khoảng 1 can rưỡi. Đến 8h 30 ngày 03/12/2013, có 2 người người xuất hiện đau đầu, buồn nôn, mắt mờ, nhìn thấy mầu trắng. 3 người này đã tự mua thuốc giảm đau về uống nhưng không đỡ. Đến 16h cùng ngày, anh Hoàng và anh Đang bất tỉnh, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu. Đến 7h 30 ngày 05/12/2013, bệnh nhân Hoàng tử vong, bệnh nhân Đang đang vẫn hôn mê sâu.

Điều đáng chú ý, tất cả các nạn nhân của các vụ ngộ độc rượu trên đều uống loại rượu có tên “Rượu nếp 29 Hà Nội” có dung tích 2 lít, do Công ty CP XNK 29 HN (địa chỉ 40 Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) sản xuất ngày 12/10/2013.

Hàm lượng Methanol trong các mẫu rượu được kiểm tra gấp 2000 lần tiêu chuẩn cho phép

Ông Nguyễn Minh Chung, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP (Sở Y tế Quảng Ninh) cho biết: Chi cục đã gửi các mẫu rượu (các nạn nhân uống bị ngô độc và chọn mẫu xác suất trên thị trường) đi xét nghiệm. Kết quả hàm lượng Methanol trong rượu các nạn nhân đã uống cao gấp 2000 lần so với tiêu chuẩn cho phép, còn các mẫu lấy xác suất (sản xuất ngày 12/7/2013 và 12/8/2013) không có chất Methanol.
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã cho tạm giữ toàn bộ lô hàng “Rượu nếp 29 Hà Nội” sản xuất ngày 12/10/2013 để tiếp tục điều tra làm rõ.
 tag: nấm lim xanh chữa bệnh gì, công dụng nấm lim xanh
Theo Minh Hải
Gia đình

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Đêm trực cuối cùng kinh hoàng tại khoa cấp cứu


Chuyên mục: sức khỏe
tag: nam-lim-xanh
Hết tuần này là vừa tròn 2 năm đi học. Hôm trước là ngày trực cuối cùng, thở phào nhẹ nhõm vì giờ còn có thể được ngồi đây viết những dòng này.
Bệnh nhân vào viện lúc 20h, phù phổi cấp, thở ngáp cá, toàn thân tím đen, được người thân đưa vào khoa cấp cứu. Người đưa vào xưng là chị của bệnh nhân và là bác sĩ thú y. Bệnh nhân lập tức được xử trí thở oxy, tiêm morphin, lợi tiểu nhưng không đỡ. Sau 10 phút tình trạng bệnh nặng hơn, bác sĩ chuẩn bị đặt nội khí quản cấp cứu cho bệnh nhân nhưng người thân không đồng ý và yêu cầu đẩy vào khoa hồi sức tích cực (HSTC) ngay.

Đêm trực cuối cùng kinh hoàng tại khoa cấp cứu
Ảnh minh họa
Khoa HSTC cách khoa cấp cứu 200m và khóa cửa toàn bộ. Nếu đẩy vào theo yêu cầu của họ thì bệnh nhân chắc chắn tử vong. Lúc này người nhà của họ đã đến rất đông và nhảy vào chửi bới, đòi đánh đập nhân viên y tế nếu không đẩy người nhà họ vào khoa HSTC. Nhân viên y tế vừa bóp bóng hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân vừa giải thích cho người thân nhưng họ vẫn không nghe và xông vào vây kín toàn bộ kíp trực và khoa cấp cứu.

Chúng tôi đã nhận định được tình huống này ngay từ khi tiếp xúc với người nhà bệnh nhân nên đã gọi cảnh sát 113 và trực lãnh đạo ngay khi bệnh nhân mới vào nhưng cảnh sát 113 chưa đến kịp và lãnh đạo thì không chịu đến. Chúng tôi đã phải lưỡng lự cấp cứu tiếp hay bỏ chạy. Nếu chạy trốn bệnh nhân sẽ chết. Ở lại cấp cứu tiếp có lẽ chúng tôi có thể chết. Cuối cùng chúng tôi quyết định cấp cứu tiếp. Vừa đặt nội khí quản vừa chịu sự đe dọa từ người nhà của họ đang vây kín chúng tôi.

Thật may mắn khi sau 40 phút cấp cứu bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và hồng hào trở lại. Khi bệnh nhân tỉnh lại thì người nhà mới dịu xuống. Chỉ còn 1 cô xưng là cháu bệnh nhân còn hùng hổ, lăm lăm chửi bới. Lúc này thì cảnh sát 113 cũng đã đến và sau đó ít lâu thì trực lãnh đạo cũng được giám đốc bệnh viện điều đến. Không khí đã ổn định, gia đình bệnh nhân đã cảm nhận được nỗ lực của kíp trực.

Nghĩ lại nếu bệnh nhân đó không cứu được chắc chúng tôi cũng đã không còn lành lặn nữa. Giờ nghĩ lại vẫn còn run. Hi vọng sau 2 năm nữa sẽ có luật bảo vệ nhân viên y tế.
 tag: công dụng nấm lim xanh , nấm lim xanh có tác dụng gì 
Theo Nguyễn Văn Ngọc
Sức khỏe & Đời sống

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Những cách kết hợp thực phẩm hiệu quả nhất


chuyên mục: sức khỏe
tag: nam-lim-xanh
Thực phẩm được kết hợp hiệu quả sẽ phát huy tốt công dụng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Những cách kết hợp thực phẩm hiệu quả nhất
Cà chua và quả bơ
Cà chua và quả bơ

Cà chua rất giàu lycopene, chất chống oxy hóa carotenoid, giúp làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Các chất béo có trong quả bơ làm tăng khả dụng sinh học của carotenoid, chính vì vậy sẽ là lý tưởng khi kết hợp cà chua với quả bơ.

Susan Bowerman, chuyên gia dinh dưỡng của Đại học bang Polytechnic California, Mỹ cho biết lycopene trong các sản phẩm từ cà chua như nước sốt mì ống được hấp thụ tốt hơn khi có chất béo (như dầu ôliu) so với nước sốt không có chất béo”. Điều này giải thích tại sao dầu oliu thường được dùng để rưới lên cà chua tươi.

Bột yến mạch và nước cam ép

Một nghiên cứu từ Phòng nghiên cứu chất chống oxy hóa thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ ra rằng uống nước cam ép giàu vitamin C cùng với ăn cháo bột yến mạch nguyên chất có tác dụng làm sạch động mạch và ngăn ngừa đau tim nhiều gấp 2 lần so với chỉ dùng 1 trong 2 thứ. Nguyên nhân là các hợp chất hữu cơ trong cả hai loại thực phẩm này, được gọi là phenols, làm ổn định nồng độ cholesterol xấu khi được sử dụng cùng nhau.

Việt quất và nho

Ăn nhiều loại trái cây cùng nhau mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ ăn một loại.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng chống oxy hóa của việc dùng kết hợp các loại hoa quả là lớn hơn.

Trên thực tế, một nghiên cứu của TS Rui Hai Liu từ bộ môn khoa học thực phẩm thuộc Đại học Cornell được công bố trên tờ Journal of Nutrition về khả năng chống oxy hóa của từng loại hoa quả (táo, cam, việt quất, nho) so với một lượng tương tự hoa quả kết hợp với nhau đã phát hiện ra rằng sự kết hợp này tạo ra đáp ứng oxy hóa lớn hơn. Tác dụng này giải thích tại sao không có chất chống oxy hóa đơn nào có thể thay thế sự kết hợp của các dưỡng chất thực vật tự nhiên có trong rau quả.

Những cách kết hợp thực phẩm hiệu quả nhất

Táo và Sôcôla

Táo, nhất là táo đỏ, có chứa nhiều flavonoid chống viêm được gọi là quercetin, đặc biệt là vỏ táo. Bản thân quercetin đã được chứng minh là giảm nguy cơ dị ứng, đau tim, bệnh Alzheimer, Parkinson và ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt.

Mặt khác sôcôla, nho, rượu vang đỏ và trà có chứa catechin flavonoid, một chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch và ung thư.

Đồng thời, theo nghiên cứu do TS Barry Halliwell, một giáo sư hàng đầu về khoa học thực phẩm tại Đại học quốc gia Singapore thì cathechin và quercetin giúp cải thiện bệnh tim mạch. Quercetin cũng được tìm thấy trong hành, quả mâm xôi.

Chanh và cải xoăn

Chuyên gia dinh dưỡng Stacy Kennedy của Viện Ung thư Dana Darber cho biết:

“Vitamin C giúp hấp thu sắt có nguồn gốc thực vật tốt hơn. Nó giúp chuyển hóa sắt từ thực vật thành một dạng tương tự như ở cá và thịt đỏ.

Kennedy cho biết vitamin C có ở cam quýt, rau xanh lá, dâu tây, cà chua, ớt ngọt và súp lơ xanh và sắt có nguồn gốc thực vật có ở tỏi tây, củ cải đường, cải xoăn, rau bina, ngũ cốc. Vì vậy nếu bạn xào rau xanh hoặc làm sa lát, hãy vắt thêm chút chanh.

Đậu nành và cá hồi

Nhiều nghiên cứu cho thấy đậu nành làm giảm số lượng tinh trùng, nhưng điều này chủ yếu xảy ra ở những dạng đã chế biến như pho mát đậu nành, sữa đậu nành. Điều đó có nghĩa rằng ăn những loại đậu nành chưa chế biến như đậu nành hạt hoặc đậu phụ lại hoàn toàn tốt nếu dùng điều độ.Đây là một tin tốt vì theo TS Mark Messina, cựu giám đốc bộ môn chế độ ăn và ung thư của Viện Ung thư quốc gia thuộc Viện Sức khỏe quốc gia, Mỹ thì isoflavone trong đậu nành được gọi là genistein ức chế các enzym trong ruột và tuyến tiền liệt, làm tăng sinh khả dụng của vitamin D trong các mô này. Messina nói “nồng độ vitamin D cao hơn có thể giúp chống lại ung thư. Có nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin D làm giảm nguy cơ ung thư và nhiều người đã không nạp đủ loại vitamin này”.

Các loại cá như cá hồi và cá ngừ chứa hàm lượng cao vitamin D, vì vậy trong bữa ăn của người châu Á có món cá kết hợp với rau đậu nành.

Lạc và lúa mì nguyên cám

Theo Giáo sư Diane Birt của Đại học Iowa State thì các acid amin đặc trưng không có trong lúa mì lại có ở lạc. Bạn cần nhưng rất hiếm khi nhận được trong bữa ăn một chuỗi acid amin hoàn toàn để duy trì độ dẻo dai của cơ bắp đặc biệt khi bạn về già. Sự kết hợp này đưa ra bằng chứng tin cậy rằng sandwich bơ lạc không phải là món ăn nhanh nếu nó được làm từ bánh mì bằng lúa mì nguyên cám và ăn điều độ.

Thịt đỏ và lá hương thảo

Lá hương thảo, vốn kết hợp rất hiệu quả với các loại thực phẩm nướng và chứa axít rosmarinic và axít carnosic chống oxy hóa, được các nhà nghiên cứu của Đại học bang Kanas chứng minh là làm giảm lượng amin dị vọng gây ung thư có ở thịt khi nướng ở nhiệt độ cao. Điều này được giải thích là do các chất chống oxy hóa của loại thảo dược này đã ngấm vào các gốc tự do nguy hiểm trong thịt.

Nghệ và hạt tiêu đen

Nghệ từ lâu đã được nghiên cứu về các đặc tính chống ung thư, tác dụng chống viêm và các tác dụng chống khối u. Theo Kennedy, một trong những vấn đề gặp phải khi sử dụng nghệ để cải thiện sức khỏe chính là sinh khả dụng thấp khi ăn riêng.

 Vì vậy mà Kennedy khuyến nghị thêm hạt tiêu đen vào nghệ hoặc thực phẩm được nêm gia vị nghệ để tăng sinh khả dụng của curcumin có trong nghệ.
Tỏi và cá

Phần lớn những người yêu thích hải sản không biết rằng có một sự kết hợp các chất dinh dưỡng trong cá: các khoáng chất như kẽm, sắt, đồng, iốt, selen hoạt động như các đồng chất để tạo ra hiệu quả kháng viêm và giảm cholesterol.

Hơn nữa, chế biến cá với tỏi làm giảm cholesterol toàn phần tốt hơn ăn riêng cá hoặc tỏi. Một nghiên cứu tại Đại học Guielp, ở Ontario, phát hiện ra rằng tỏi ngăn chặn sự tăng nhẹ cholesterol xấu có thể xuất hiện khi bổ sung dầu cá.

Hạnh nhân và sữa chua

Chúng ta đều biết chất béo tốt giúp tăng hấp thu lycopene. Nhưng bạn có biết nhiều vitamin thiết yếu được kích hoạt và hấp thụ tốt nhất khi sử dụng cùng với chất béo?

Các loại vitamin được cho là hòa tan trong chất béo bao gồm A, D, và E. Cà rốt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, tất cả đều chứa nhiều vitamin A và nên được kết hợp với một chất béo lành mạnh như chất béo trong dầu ô liu. Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá, sữa, sữa chua, và nước cam. Vì vậy, hãy cho thêm một vài quả hạnh khi ăn sữa chua. Để nhận được nhiều vitamin E nhất với các thực phẩm hòa tan trong chất béo, hãy thử một lát khoai lang nướng hoặc rau bina trộn dầu ô liu.
 tag: nấm lim xanh chữa bệnh gì, nấm lim xanh giá bao nhiêu

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Không nên uống nước rau má thường xuyên

chuyên mục: sức khỏe
tag: nam-lim-xanh
Tôi có thói quen uống nước rau má hàng ngày cho mát trong người. Mới đây tôi lại nghe đồn uống nước rau má thường xuyên có hại cho sức khoẻ, đúng không? Mỹ Yên (TPHCM)
 TS.BS Nguyễn Văn Quân, phó trưởng khoa phụ trách bộ môn bào chế, học viện Y học cổ truyền Việt Nam:

hình ảnh minh họa
TS.BS Nguyễn Văn Quân, phó trưởng khoa phụ trách bộ môn bào chế, học viện Y học cổ truyền Việt Nam:

Rau má là thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể, gây ức chế nhiều quá trình sinh lý và như vậy nếu sử dụng thường xuyên sẽ hại cho sức khoẻ.
tag: nấm lim xanh giá bao nhiêu, tác dụng của nấm lim xanh
Theo dân trí

4 Tác dụng chính của nấm lim xanh

Nấm lim xanh, với tác dụng không ngờ nấm lim xanh được mệnh danh được mệnh danh là thần dược  trị được nhiều theo tài liệu nói về loại nấm lim quý hiếm này của lương y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Giáo sư Đỗ Tất Lợi còn cho rằng đây là “siêu thượng dược”.
4 Tác dụng chính của nấm lim xanh
hình ảnh nấm lim xanh
Nói đến nấm lim xanh ai cũng biết công dụng đặc biệt của nó, công dụng chính của nó được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm các tác dụng hỗ trợ điều trị, điều trị ngăn ngừa từ nấm lim xanh: Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư (các dạng ung thư và u, bướu); xơ gan, gan nhiễm mỡ; phì đại tiền liệt tuyến; phục hồi tai biến mạch máu não sau đột quỵ; chữa bệnh gout (bệnh gút) hay còn gọi là bệnh thống phong; viêm khớp, đau nhức khớp; tiểu đường (đái tháo đường); đau dạ dày, đại tràng…v…v…
- Nhóm tác dụng phục hồi, tăng cường chức năng từ nấm lim xanh: Giải độc gan (do rượu, bia, độc tố) hay còn gọi là ngộ độc cồn etylic trường diễn hoặc cấp tính; tăng cường sinh lực; giảm mỡ máu; giảm cao huyết áp; giảm mỡ thừa (giảm béo, chống tăng cân); giải độc, thanh lọc cơ thể…v…v..
2.Tác  dụng của nấm lim xanh trong việc  đẩy lùi ung thư và các bệnh nan y
Nấm lim xanh  có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, hoạt hóa nâng cao hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch cơ thể có thể chống lại các rối loạn tế bào và tiêu diệt các tế bào thực nghiệm lâm sàng cho thấy nấm lim xanh xuất phát từ thành phần tự nhiên giúp điều trị ung thư và các bệnh nan y rất hiệu quả.    
-Tác dụng của nấm lim xanh trong điều trị nhóm bệnh hệ tiêu hóa: Nấm Lim xanh hỗ trợ chữa các bệnh nan y miệng, lưỡi, vòm họng, thực quản, dạ dày ( bao tử), ruột, đại tràng.
Tác dụng của nấm lim xanh  điều trị nhóm bênh hệ nội tiết và chữa các bệnh nội tạng: Nấm Lim xanh có hiệu quả trị bệnh gan, phổi, thận, tụy, tuyến giáp, não.
Tác dụng của nấm lim xanh điều trị ung thư nhóm các bệnh hệ sinh dục: Nấm Lim xanh chữa trị các bênh cổ tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, v.v..
Tác dụng của nấm lim xanh điều trị nhóm bệnh hệ vận động và chữa các bệnh khác: Nấm Lim xanh hiệu quả điều trị tốt các bệnh về xương, da, máu, mắt…v…v…

Tags: 4 Tác dụng chính của nấm lim xanh

Quang Tình | Cây cảnh Đà Nẵng | Dịch vụ cây cảnh |Cỏ Nhân Tạo đà Nẵng|Hạt Giống Đà Nẵng|